Trường THPT Mạc Đĩnh Chi

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Trường THPT Mạc Đĩnh Chi

Số 4 Tân Hoà Đông Phường 14 Quận 6 Tp Hồ Chí Minh


    Tiểu sử cụ Mạc Đĩnh Chi

    Admin
    Admin
    ™Tổng Tư Lệnh™
    ™Tổng Tư Lệnh™


    Tham gia : 27/05/2012
    Bài viết : 35
    Danh vọng : 13085
    Uy tín : 2
    Huy hiệu : 0

    Tiểu sử cụ Mạc Đĩnh Chi Empty Tiểu sử cụ Mạc Đĩnh Chi

    Bài gửi by Admin Mon May 28, 2012 2:32 pm

    Tiểu sử cụ Mạc Đĩnh Chi

    Mạc Đĩnh Chi tự là Tiếu Phu, người làng Lũng Đỗng, huyện Chí Linh (Hải Dương), nguyên về dòng dõi quan Thượng thư Mạc Hiển Tích về triều nhà Lý, (Hiển Tích đỗ Trạng nguyên đời vua Trung Tôn nhà Lý, Làm lại bộ Thượng thư.)

    Tục truyền làng Lũng Đỗng có một thung rừng rậm, cây cối bùm lum lắm giống hầu (con khỉ) ở. Mẹ ông ấy thường khi vào rừng kiếm củi, phải con hầu lo bắt hiếp. Về nói với chồng, chồng ăn mặc giả làm đàn bà, giắt sẵn con dao sắc vào rừng, con hầu thói lại ra, bị ông kia chém chết bỏ thây ở đấy. Sáng mai ra xem thì mới đã đùn đất lấp hết, thành một gò mả.

    Bà kia từ đấy thụ thai, đủ tháng, sinh ra Mạc Đĩnh Chi, mặt mũi xấu xí, người nhỏ loắt choắt tựa như giống hầu.

    Ông cha đến lúc gần mất, dặn lại táng lên trên mả con hầu, vì biết chỗ ấy là chỗ đất kết (ngôi mả đến giờ vẫn còn.)

    Mạc Đĩnh Chi lớn lên bốn năm tuổi, tư chất thông minh hơn người, Bây giờ Hoàng tử là Chiêu quốc công mở trường dạy học trò. Đĩnh Chi vào học. Đến năm gần 20 tuổi, là năm Giáp thìn đời vua Anh Tôn nhà Trần, Đĩnh Chi thi dinh, văn đáng đỗ đầu cả mọi người. Nhưng vua trông thấy người hình dạng xấu xa, loan không cho đỗ Trạng nguyên, Đĩnh Chi làm một bài phú "Ngọc tỉnh liên" để ví vào mình, vua mới lại cho đỗ Trạng nguyên.

    Khi Đĩnh Chi phụng mệnh sang sứ nhà Nguyên bên Tàu, đã hẹn ngày với người Tàu đến hôm ấy thì mở cửa ải, vì gặp phải trời mưa gió sai hẹn, người Tàu đóng cửa không cho vào. Đĩnh Chi nói tử tế xin cho mở cửa.

    Câu ra:
    "Quá quan trì, quan quân bế; nguyện quá khách quá quan."

    Đĩnh Chi viết ngay một mảnh giấy đối lại đưa lên:
    "Xuất đối dị, đối đối nan; thỉnh tiên sinh tiên đối."

    Người Tàu khen có tài nhanh nhẩu, mới mở cửa ải cho vào. Khi đến cửa Yên Kinh, người Tàu thấy xấu xa, có bụng khinh bỉ. Một hôm, quan Tể tướng Tàu mời vào phủ đường ngồi chơi, Đĩnh Chi trông thấy trên bức trướng có thêu con chim sẻ vàng đậu trên cành trúc, tưởng là con chim thực, đứng dậy chạy lại bắt, Người Tàu cười ầm cả lên, Đĩnh Chi xé tan ngay bức trướng ấy ra.

    Chúng ngạc nhiên hỏi cớ làm sao thì thưa rằng:

    Tôi có nghe người ta thường vẽ chim sẻ đậu cành mai, không ai vẽ đậu cành trúc bao giờ. Nay Tể tướng sao lại cho vẽ thế? Trúc là giống cây quân tử, chim sẽ là loài vật tiểu nhân, vẽ thêu như thế, thì cho tiểu nhân ở trên quân tử, tôi e rằng đạo tiểu nhân mỗi ngày thịnh lên, mà đạo quân tử mỗi ngày mòn đi, nên tôi trừ giúp cho thánh triều đấy thôi.

    Chúng chịu là biện bác có lẽ.

    Đến khi vào chầu, nhân có ngoại quốc dâng một đôi quạt quí. Vua Tâu sai Đĩnh Chi và một người sứ Cao Ly, mỗi người đề một bài tán vào quạt.

    Sứ Cao Ly làm xong trước.

    Lời tán rằng:
    "Uẩn long trùng trùng , Y Đoản, Chu Công, Vũ tuyết thê thê, Bá Di, Thúc Tề."

    Bấy giờ Mạc Đĩnh Chi chưa nghĩ ra ý tứ làm sao nhác trông sang quản bút bên kia viết, biết là lời lẽ như thế, mới suy ra mà đề một bài như sau này:
    "Lưu kim thước thạch thiên địa vi lô; nhĩ ư tư thời hề, Y Chu cự nho! Bắc phong kì lương, vũ tuyết tái đồ nhĩ ư tư thời hề, Di, Tề ngã phu; Y! dụng chi tắc hành xả chi tắc tàng, duy ngã dữ nhĩ hữu thị phù?"

    Đề xong dâng lên, vua Tàu cầm bút khuyên chữ Y, phê rằng: " Lưỡng quốc trạng nguyên" (nghĩa là trạng nguyên hai nước.)

    Thường khi cưỡi lừa đi đường, chạm phải ngựïa của người Tàu. Người kia đọc lên một câu rằng:
    "Súc ngã kỵ mã, Đông di chí nhân dã! Tây di chí nhân dã!"

    Đĩnh Chi ứng khẩu đối rằng:
    "Át dư thừa lư, Nam phương chi cường dư! Bắc phương chi cường dư!"

    Lại thường đối đáp với người Tàu, Tàu ra rằng:
    "An, nữ khứ: thỉ nhập vi gia"

    Đối rằng:
    "Tù nhân xuất: vương lai thành quốc."

    Người Tàu phê rằng:
    Con Cháu về sau, tất có người làm đến đế vương, nhưng hiềm về chữ quốc đơn, thì hưởng nước không được chằng cừu mấy nỗi.

    Lại ra:
    "Nhật hỏa vân yên; bạch trú thiên tàn ngọc thỏ."

    Đối:
    "Nguyệt cung tinh đạn; hoàng hôn xạ lạc kim ô."

    Người Tàu phê rằng:
    Con cháu về sau, tất, có người cướp nước (Mạc Đăng Dung giết vua Lê cướp nước).

    Lại ra:
    "Li, vị, võng, lưỡng, tứ tiểu quỉ."

    Đối:
    "Cầm, sắt, tì, bà, bát đại vương."

    Tàu phê rằng:
    Đời sau được làm phúc thần, hưởng người ta tế bái (về sau quả nhiên làm thành hoàng làng Cổ Trai.)

    Lại ra:
    Điểu tập chi đầu đàm Lỗ luận" Tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri, trị trí!"

    Đối:
    "Oa minh trì thượng độc Châu thư: Lạc dữ tiểu lạc nhạc, lạc dữ chúng lạc nhạc, thục lạc?"

    Lại ra:
    "Lạc thủy thần qui đan ứng triêu, thiên số cửu, địa số cửu, cửu cửu bát thập nhất số, số số hỗn thành tam đại đạo, đạo hợp Nguyên thủy thiên tôn, nhất thành hữu cảm."

    Đối:
    "Kì sơn minh phụng lưỡng trình tường, hùng thanh lục, thư thanh lục, lục lục tam thập lục thanh, thanh thanh ưởng triệt cửu trùng thiên, thiên sinh Gia Tĩnh hoàng đế, vạn thọ vô cương."

    Một khi bà Hoàng hậu ở Tàu mất, vua Tàu sai ông Mạc Đỉnh Chi vào đọc văn tế. Đến lúc quì xuống cầm bản văn đọc thì chỉ thấy một tờ giấy trắng, có bốn chữ nhất mà thôi, Đỉnh Chi không nghĩ ngợi gì, đọc ngay rằng:
    "Thanh thiên nhất đóa vân, hồng lô nhất điểm tuyết, ngọc uyển nhất chi hoa, dao trì nhất phiến nguyệt. Y Vân tàn, tuyết tiêu, hoa tàn, nguyệt khuyết."

    Bài văn ấy còn chép vào sử Tàu. Người Tàu ai cũng chịu tài ửng biến nhạnh.

    Tục truyền rằng Mạc Đỉnh Chi ở Tàu, ai cũng chịu là người tài, mà xét đến tướng mạo, thì không có gì làm qui cách, mới cho người rình, lúc đi đại tiện thấy tiện ra hình vuông, mới biết có ẩn tướng ở đấy.

    Đến lúc đi sự về, người Tàu lại theo sang xem địa lý, xem đến ngôi mô thân phụ ông ấy, chịu là ngôi đất hay và có nói ngôi mộ thân phụ ông ấy, chịu là ngôi đất hay và có nói rằng ngôi ấy hình thế rất đẹp, chỉ hiểm không có nước tu, thiếu mất hổ thủy, cho nên qui mà vẫn nghèo.

    Đĩnh Chi làm quan liêm quá, vua Minh Tôn biết tính ông ấy; thường sai người đem 10 quan tiền, rình lúc tối bỏ vào cửa nhà ông ấy. Sớm mai Đĩnh Chi vào tâu ngay với vua, xin bỏ tiền ấy vào kho.

    Vua bảo rằng:
    Tiền ấy đã không có ai nhận, thì cho người cứ việc mà tiêu.

    Bấy giờ Đĩnh Chi mới lấy, đại để thanh liêm như thế cả. Đến triều vua Hiến Tôn, làm nền đến chức tả bộc xạ (Tể tướng.) Văn chương lưu truyền lại về sau rất nhiều, mà bài nào cũng vui thích cho lai mắt người ta cả. Vả lại có đức hiền hậu, cho nên để phúc mãi đến đời con cháu. Con ông ấy là Khán, Trực, cùng làm đến Viên ngoại lang. Cháu là Định, Toại, Viễn, cùng có quyền thế làm quan đương lúc nhà Minh cai trị Đời cháu chắt thiên sang ở làng Cổ Chai huyện Nghị Dương, thì có Đăng Dung là cháu bảy đời ông ấy làm vua nhà Mạc.

    Nhà Mạc lên làm vua, truy phong Đĩnh Chi Huệ việt linh thánh đại vương, bây giờ ở làng ấy thờ làm phúc thần.

      Hôm nay: Fri Mar 29, 2024 4:06 pm